Sự cố hạ cánh của tàu vũ trụ Beresheet có thể đã đưa hàng nghìn con bọ gấu nước phủ khắp trên bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Theo Inverse, tàu vũ trụ Beresheet của Israel đã hạ cánh lên mặt trăng vào tháng 4 năm 2019, mang theo hàng nghìn con bọ gấu nước. Các nhà khoa học tin rằng chúng có thể đã tràn ra và phân bố trong thiên thể này.
Beresheet đã mang đến một số vật phẩm, bao gồm cả đĩa thông tin ghi lại sự sống trên trái đất, được ký gửi bởi tổ chức phi lợi nhuận The Arch Mission. Chồng đĩa chứa 30 triệu trang thông tin về trái đất, bản sao đầy đủ của Wikipedia, mẫu DNA của con người và hàng nghìn con bọ nước.
Bọ gấu nước là loài động vật cực nhỏ. Khi được vận chuyển lên mặt trăng, những con bọ ở trạng thái không còn chuyển hóa vật chất, chúng bị mất nước và cơ thể chúng gần như đóng băng. Khi được bù nước, chúng sẽ được “hồi sinh” và tiết lộ quá nhiều thông tin với các nhà thám hiểm mặt trăng trong tương lai.
Tuy nhiên, Beresheet đã không hạ cánh theo kế hoạch mà thay vào đó, nó đã đâm xuống bề mặt vệ tinh tự nhiên của Trái đất và mất liên lạc với trung tâm điều khiển trên Trái đất.
Bất chấp tác động trong không gian, các nhà khoa học tin rằng nếu thứ gì đó còn nguyên vẹn sau vụ va chạm thì chúng chỉ có thể là bọ gấu nước. Các vi sinh vật bé nhỏ bị kẹp giữa các tấm niken mỏng vài micromet và lơ lửng trong epoxy – một chất bảo quản dạng nhựa như thạch có thể tạo bãi đáp cho chúng.
Trên thực tế, các thí nghiệm trước đây đã chỉ ra rằng gấu nước có thể sống sót trong các điều kiện khắc nghiệt của không gian.
Vào tháng 9 năm 2007, hai loài bọ gấu nước, cũng đang trong tình trạng phân hủy, đã tiếp xúc với chân không vũ trụ, bức xạ mặt trời trên Foton-M3 của NASA. Sau khi trở về Trái đất và bù nước, những con bọ này vẫn tiếp tục sống sót như chưa có chuyện gì xảy ra.
Tuy nhiên, rất có thể khi đang treo mình trên bề mặt mặt trăng, bọ gấu nước có thể sẽ không thể sống sót do quá trình tìm kiếm nước gặp khó khăn.
Theo Zingnews (link)